1 nhận xét:

  1. Khi các đám mây gần mặt đất bốc lên cao thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới -2000C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ.

    Nhưng tầng mây ở thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 00C.

    Trong khi đó, các buồng không khí không ngừng bốc lên cao đã đưa khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên làm cho thể tích của băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó, các băng tầng mây thấp sẽ rơi xuống.

    Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp “áo nước” của băng thể thường va chạm, dẫn đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn. Đến lúc này, các luồng khí không còn có thể “tung hứng” các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá.

    Tuy nhiên, không phải cứ bầu trời càng nhiều nước thì hạt mưa đá càng to. Các nhà nghiên cứu cho biết sức mạnh của các dòng không khí chuyển động lên phía trên trong cơn bão sấm mới là yếu tố quyết định kích cỡ của chúng.
    Tại nơi cơn bão xuất hiện, không khí chuyển động lên trên rất nhanh. Khi đạt đến độ cao nhất định, luồng không khí này lạnh đi, hơi nước trong các hạt nước bốc hơi ngưng tụ lại thành một đám mây bão. Cuối cùng, sự kết tủa được tạo thành trong các đám mây, đầu tiên giống như các vẩy tuyết, sau đó giống như các hạt mưa.

    Nếu các hạt mưa này lại bị bắt lại vào luồng không khí chuyển động lên trên một lần nữa, nó sẽ tiếp tục di chuyển vượt lên trên mức đóng băng, và trở thành một quả bóng nhỏ bằng nước đá. Hạt nước đá này tiếp nhận thêm các hạt đá nhỏ li ti trong môi trường xung quanh, và cuối cùng, khi đã đủ nặng, nó rơi xuống, và rồi lại bị giữ lại trong sự hoạt động hỗn loạn của không khí.

    Với mỗi chuyến đi lên và đi xuống như vậy, hạt mưa đá lại được bổ sung thêm các chất mới. Khi cắt ngang qua một hạt mưa như vậy, ta sẽ thấy các lớp giống như vòng tuổi của cây, cho biết nó đã thực hiện bao nhiêu chuyến đi "khứ hồi".

    Những vùng không khí hoạt động hỗn loạn là nơi sinh ra các hạt mưa đá lớn nhất. Ước tính luồng không khí chuyển động lên phía trên với vận tốc khoảng 160 km/h có thể tạo ra các hạt mưa đá có đường kính 12 cm hoặc hơn. Một hạt mưa đá nổi tiếng rơi xuống Coffeyville, Kansas năm 1979 cân nặng 750 gram, có đường kính khoảng 20 cm.

    Trả lờiXóa

 
Blogger TemplateHao123 Pro © 2013. All Rights Reserved. Powered by Nguyễn Hữu Học
Top